1.Tuy chụp bằng phim đen trắng nhưng đường nét của nửa chiếc đầu, cổ áo và cánh tay phải đặt trên thành ghế trong bức ảnh của Sybell Corbet thì rõ mồn một và không thể lẫn vào đâu.Người ta nói rằng đó là bóng ma của tướng công Combermere, vị Tổng tư lệnh đội kỵ binh của Hoàng gia Anh vào đầu thế kỷ 19. Ông qua đời năm 1891 do bị xe ngựa đâm.
2.Đứng ở hàng trên cùng, thứ 4 tính từ trái sang, rất dễ nhận ra gương mặt thánh thiện của chàng kỹ sư không quân trẻ tuổi Freddy Jackson - người đã bị cánh quạt máy bay xén chết từ… 2 ngày trước đó. Đám tang Jackson đã được tổ chức khá long trọng, một ngày trước khi toàn thể phi đội bay của anh chụp tấm hình này. Đồng đội của anh phỏng đoán, có lẽ hồn ma Jackson vẫn chưa kịp nhân ra mình đã chết nên vẫn trở về để chụp ảnh cùng mọi người.
[img]
3. Sau chuyến viếng mộ mẹ vào năm 1959, bà Mabel Chinnery tiện tay chụp tấm hình ông xã đang một mình ngồi đợi trong xe ôtô. Lúc phóng to ảnh, họ mới hoảng hốt nhận ra bóng ma của bà mẹ chễm chệ ở hàng ghế sau và nhìn chăm chăm vào ống kính.
4. Trên ngã tư giao giữa đường quốc lộ và đường tàu ở phía nam thành phố San Antonio (Mỹ) đã từng xảy ra một tai nạn thảm khốc, cướp đi sinh mạng của một số bé gái mới học lớp 2. Dân tình đồn đại những linh hồn non nớt này không chịu siêu thoát. Chúng thường lởn vởn quanh khu vực xảy ra tại nạn và làm đủ trò tinh quái ví dụ như đẩy xe hơi nằm vắt ngang đường tàu, bất chấp đường đi lên khá dốc.Một đêm, cô con gái của gia đình nhà Chesney sống gần đó đã cùng mấy đứa bạn đến “kiểm nghiệm” lời đồn. Và bức ảnh “có ma” này là một trong những chiến lợi phẩm lớn nhất mà bọn trẻ thu được từ chuyến thám hiểm đêm ấy
5. Được chụp năm 1956 tại nhà thờ Newby ở Yorkshire, Anh, bức ảnh của Reverend K. F. Lord gây không ít tranh cãi bởi “bóng ma” nhìn quá rõ. Gương mặt trùm vải niệm và cái cách “hồn ma” nhìn chằm chằm vào ống kính trông như thể một bức ảnh bị chụp “nháy” 2 lần. Dù vậy, bất chấp những chỉ trích gay gắt từ các chuyên gia, bức hình của Reverend vẫn là một trong những bức ảnh ma “ăn khách” nhất mọi thời.
6. Tấm hình do một phụ nữ họ Andrews chụp khi viếng mộ cô con gái Joyce đã chết năm 17 tuổi. Tất nhiên vào thời điểm bấm máy, bà không nhận ra bất cứ điều gì khác thường.
7. Năm 1982, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Chris Brackley đã chụp bức ảnh này bên trong nhà thờ Thánh Botolph ở Luân Đôn. Theo lời kể của Brackley, vào thời điểm đó ngoài ông ra chỉ có đúng 3 người khác nữa có mặt tại Thánh đường, và không ai trong số họ lởn vởn trên hành lang tầng 2 để tạo ra hình bóng ma quái như trong hình
8. Theo khẳng định của tác giả, vào thời điểm ông bấm máy cho tấm hình này không có sự hiện diện của bất kỳ ai khác ngoài một đồng nghiệp ở ngay bên cạnh. Cả hai cũng quả quyết không nhìn thấy hồn ma hay con người bằng xương bằng thịt nào ở cạnh bên để “gán ghép” cho bóng ma này.Căn cứ theo trang phục đen thì rất có thể đây là bóng ma của một vị mục sư đã quá cố của nhà thờ
9. Denise Rusell chụp hình bà nội vào năm 1997 và khi phóng ảnh, cô mới sửng sốt nhận ra người đứng sau bà, không ai khác chính là ông nội đã mất từ nhiều năm trước đó.